Cầu Mây: Cầu Mây là một cây cầu bắt treo qua dòng sông Mường Hoa chảy trong một thung lũng ở cách thị trấn Sa Pa khoảng 17 km về phía đông nam. Cây cầu nổi tiếng được làm bằng dây mây. Nếu như bạn may mắn đến vào lúc sương mù cuộn từ dòng Mường Hoa lên phủ kín Cầu Mây, khách thấy mình như đang bồng bềnh trong mây.
Bản Cát Cát:Là một làng dân tộc Mông cách thị trấn Sa Pa 2km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ lại. Họ trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây được xem là điểm du lịch văn hóa lý thú dành cho du khách.
Bản Tả Van: Theo tiếng của người Mông, Tả Van có nghĩa là “vòng cung lớn”. Một bản đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào dãy Hoàng Liên Sơn, trước mặt là suối Mường Hoa trong trẻo uốn dòng. Từ Tả Van có thể đi lại rất thuận tiện sang các điểm du lịch nổi tiếng khác của Lào Cai: Lao Chải, Cầu Mây, Tả Phìn…
Ở Tả Van có tục thờ đá của người Việt cổ. Bên kia bờ suối có khu chạm khắc đá cổ với gần 200 tảng đá to nhỏ các cỡ. Trên mỗi tảng đá khắc nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo của người xưa. Ngày ngày trong không gian ấy, người ta sinh sống, hoạt động, đi lên Sa Pa bán hàng thổ cẩm, đi chợ và nói chuyện cấy hái…
Bản Tả Phìn:
Nằm cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. Ở Tả Phìn, bạn sẽ được hiểu thêm về những phong tục, tập quán, nếp sống đời thường của cộng đồng dân tộc nơi đây. Những tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Dao đỏ đã được khôi phục và dàn dựng thành những tiết mục biểu diễn dành cho khách du lịch như: nghi lễ cưới, nghi lễ múa “Bai Tram”, “bắt ba ba”, “múa chuông”, hát giao duyên… Còn với bản làng người Mông bạn sẽ có dịp dự lễ hội ăn thề, lễ cúng giải hạn, lễ cúng làng và đặc biệt là lễ hội Gầu Tào.
Ngoài ra ở bản Tả Phìn, bạn có thể mua cho mình một vài món hàng dệt thổ cẩm của địa phương. Nhưng có một dịch vụ hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua đó là đi tắm lá thuốc - một nét độc đáo trong sinh hoạt của người Dao Đỏ nơi đây.
Bãi đá cổ:
Có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng 8 km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Với những hoa văn kỳ lạ trên đá có nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết v.v. và những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học đã giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết.
Bản Cát Cát: Là một làng dân tộc Mông cách thị trấn Sa Pa 2km. Đây là điểm tham quan hấp dẫn của du lịch Sa Pa. Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19 do một bộ phận dân tộc ít người quần tụ lại. Họ trồng lúa, ngô trên các nương bậc thang hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Họ biết trồng trọt, chăn nuôi, và bảo lưu khá tốt nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Nơi đây được xem là điểm du lịch văn hóa lý thú dành cho du khách.
Bản Tả Van:
Theo tiếng của người Mông, Tả Van có nghĩa là “vòng cung lớn”. Một bản đẹp như một bức tranh, lưng tựa vào dãy Hoàng Liên Sơn, trước mặt là suối Mường Hoa trong trẻo uốn dòng. Từ Tả Van có thể đi lại rất thuận tiện sang các điểm du lịch nổi tiếng khác của Lào Cai: Lao Chải, Cầu Mây, Tả Phìn…
Ở Tả Van có tục thờ đá của người Việt cổ. Bên kia bờ suối có khu chạm khắc đá cổ với gần 200 tảng đá to nhỏ các cỡ. Trên mỗi tảng đá khắc nhiều hình ảnh và hoa văn độc đáo của người xưa. Ngày ngày trong không gian ấy, người ta sinh sống, hoạt động, đi lên Sa Pa bán hàng thổ cẩm, đi chợ và nói chuyện cấy hái…
Bản Tả Phìn:
Nằm cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đông bắc gồm hai dân tộc Dao và H’mông cư trú. Ở Tả Phìn, bạn sẽ được hiểu thêm về những phong tục, tập quán, nếp sống đời thường của cộng đồng dân tộc nơi đây. Những tập tục sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Dao đỏ đã được khôi phục và dàn dựng thành những tiết mục biểu diễn dành cho khách du lịch như: nghi lễ cưới, nghi lễ múa “Bai Tram”, “bắt ba ba”, “múa chuông”, hát giao duyên… Còn với bản làng người Mông bạn sẽ có dịp dự lễ hội ăn thề, lễ cúng giải hạn, lễ cúng làng và đặc biệt là lễ hội Gầu Tào.
Ngoài ra ở bản Tả Phìn, bạn có thể mua cho mình một vài món hàng dệt thổ cẩm của địa phương. Nhưng có một dịch vụ hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua đó là đi tắm lá thuốc - một nét độc đáo trong sinh hoạt của người Dao Đỏ nơi đây.
Bãi đá cổ: Có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bác Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng 8 km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Với những hoa văn kỳ lạ trên đá có nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết v.v. và những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có hình nam nữ giao phối - biểu tượng sự sinh sôi, và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học đã giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận đánh ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết.
Ăn uống:
Giá đồ ăn ở Sa Pa không đắt nhưng tốt nhất bạn nên hỏi giá trước khi ăn. Khi đêm xuống, bạn có thể ra phố nướng uống rượu Sắn lung và ăn đồ nướng. Có nhiều đồ nướng lạ: trứng nướng, lòng nướng, dạ dày nướng, gà nướng, khoai tím nướng, trứng gà, trứng vịt lộn nướng, cơm lam.
Đặc sản nổi tiếng nhất của Sa Pa là các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su... Món rau đặc biệt nhất cảu Sa Pa là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... mang xào với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau là ngon nhất chứ không nên ăn ngồng luộc. Ngoài ra, khách du lịch vẫn đồn nhau rằng ăn su su luộc ngay tại Sa Pa mới là ngon nhất.
Sa Pa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa.
Sa Pa là huyện miền núi nhưng lại có đặc sản từ...cá. Cá suối Sa Pa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé đem rán ròn tan nhâm nhi với lon bia thì ngon tuyệt. Cá hồi và cá tầm, 2 giống cá nước lạnh đến nay trong nước mới chỉ nuôi được ở Sa Pa. Bạn đừng quên món đặc sản Thắng cố Sa pa vi đây là món ăn được chế biến rất ngon và là lại được phục vụ khách du lịch nên rất đảm bảo quán thắng cố nổi tiếng Sa pa nên chọn quán thắng cố a Quỳnh tại 015 thạch Sơn Sa pa.
(Nguồn tin tại: http://www.sapalaocai.com/gt/Những-điểm-du-lịch-không-thể-bỏ-qua-khi-đến-Sa-Pa.htm)
All comments [ 0 ]
Your comments